Cách phòng ngừa lây nhiễm chéo Covid 19 |sữa esure


Cách phòng ngừa lây nhiễm chéo Covid 19 Tăng cường miễn dịch ngừa nguy cơ nhiễm virus Corona Vũ Hán Virus corona hay Covid-19 là gì? Virus Corona lây qua đường nào và cách phòng bệnh ra sao?

Lây nhiễm chéo virus SARS-CoV-2 là gì? Đối tượng nào dễ bị lây nhiễm chéo và cách phòng tránh?

Lây nhiễm chéo là nguyên nhân chính khiến số ca mắc Covid 19 không ngừng tăng. Bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 là bệnh truyền nhiễm lây truyền từ người sang người.

Do đó, cần việc kiểm soát chặt chẽ để lây nhiễm chéo không xảy ra, nhất là trong bệnh viện và các khu cách ly.

Lây nhiễm chéo là nguyên nhân chính khiến số ca mắc Covid 19 không ngừng tăngLây nhiễm chéo là nguyên nhân chính khiến số ca mắc Covid 19 không ngừng tăng Lây nhiễm chéo Covid 19 là gì?

Lây nhiễm chéo Covid 19 là sự lây truyền của virus SARS-CoV-2 từ người sang người, từ người bệnh ra cộng đồng hoặc từ các dụng cụ thiết bị sang người. Nếu để tình trạng lây nhiễm chéo xảy ra sẽ gây ra những hậu quả khó lường.

Nguyên nhân gây ra sự lây nhiễm chéo

Lây nhiễm chéo do các virus SARS-CoV-2 lây lan qua các con đường như sau:

Khi người bệnh ho hay hắt hơi.

Tiếp xúc trực tiếp với người khác. Chạm vào bề mặt, vật dụng bị nhiễm virus. Thiết bị y tế chưa được tiệt trùng mà đã đưa vào sử dụng.

Nguy cơ lây nhiễm chéo có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu, từ nhà ở đến trường học, bệnh viện, chung cư hay tòa nhà công cộng.

Nguy cơ lây nhiễm chéo nguy hiểm nhất là khi người bệnh vào bệnh viện mà không được phát hiện nhiễm bệnh để kiểm soát triệt để.

Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng lây nhiễm chéo như bệnh viện khu cách ly bị quá tải hay nhân viên y tế không có đủ dụng cụ bảo hộ, trang thiết bị y tế trong quá trình chăm sóc người nhiễm bệnh.

Các biện pháp giảm thiểu sự lây nhiễm chéo

Để phòng lây nhiễm chéo Covid 19 xảy ra, bạn nên tránh tụ tập nơi đông người, công cộng hay hạn chế sử dụng phương tiện công cộng và phải đeo khẩu trang nếu phải ra ngoài hay tiếp xúc với người khác.

Duy trì khoảng cách với người khác là điều cần thiết. Khi tiếp xúc với người bệnh nhiễm Covid 19, bạn cần giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét và có trang bị đồ phòng hộ, bảo vệ bởi virus có thể bắn ra khi họ ho hoặc hắt hơi và bạn có thể hít phải nếu ở quá gần.

Người dân cần tuân thủ chỉ thị của Bộ Y tế, duy trì khoảng cách với người khác tối thiểu là 2 métTuân thủ chỉ thị của Bộ Y tế, duy trì khoảng cách với người khác tối thiểu là 2 mét

Bạn đọc nên thường xuyên rửa tay bằng nước và xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn có nồng độ cồn trên 60 độ để diệt virus nếu có virus bám lên tay bạn.

Bên cạnh đó, bạn cần tránh sờ tay trực tiếp lên mắt, mũi và miệng bởi tay bạn có thể đã chạm vào bề mặt có thể bị nhiễm virus mà bạn không biết. Khi bàn tay bị nhiễm virus chạm vào mắt, mũi hoặc miệng, virus có thể truyền từ tay vào cơ thể.

Nếu gặp các triệu chứng như hắt xì, sốt, ho, đau họng và khó thở thì bạn hãy đeo khẩu trang, tự cách ly ở nhà và liên hệ với các cơ quan y tế để được tư vấn.

Khi phát hiện bản thân đã nhiễm bệnh, bạn không được tự di chuyển mà phải liên hệ với trung tâm y tế để được vận chuyển bằng phương tiện y tế. Các cán bộ tiếp xúc với người bệnh phải đảm bảo an toàn và trang bị phòng hộ đầy đủ.

Tăng cường phòng ngừa lây nhiễm chéo Covid cho nhân viên y tế

Trong công cuộc phòng chống dịch Covid 19 đã ghi nhận nhiều trường hợp nhiễm bệnh là nhân viên y tế. Do vậy, việc bảo vệ nhân viên y tế khỏi virus SARS-CoV-2 là hết sức quan trọng, vừa bảo vệ sức khỏe cho vừa đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ công tác cấp cứu, điều trị cũng như phòng chống dịch bệnh.

Để bảo vệ nhân viên y tế trước Covid 19, bệnh viện cần thực hiện nghiêm ngặt quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn và quy trình một chiều cho bệnh nhân và nhân viên y tế. Ngoài ra cần tập huấn cho nhân viên y tế về các nguyên tắc khử khuẩn, tiệt khuẩn, cách mặc hay tháo đồ phòng hộ lao động đúng quy định.

Nhân viên y tế được tập huấn về các nguyên tắc khử khuẩn, tiệt khuẩn, cách mặc hay tháo đồ phòng hộ lao độngNhân viên y tế tập huấn về các nguyên tắc khử khuẩn, tiệt khuẩn, cách mặc hay tháo đồ phòng hộ lao động

Ngoài ra việc xét nghiệm Covid 19 và tiêm chủng cho toàn bộ cán bộ, nhân viên tại bệnh viện cần được tăng cường. Bệnh viện cũng khuyến cáo nhân viên y tế tại bệnh viện nên hạn chế tiếp xúc ngoài cộng đồng khi thực sự không cần thiết và luôn thực hiện nghiêm chỉnh quy định 5K. Đối với trường hợp nhà của nhân viên ở vùng dịch thì sắp xếp ở tại bệnh viện để làm việc và ngủ nghỉ, không nên đi về.

Ngoài các nhân viên y tế, các lực lượng khác như nhân viên tại các khu cách ly, bộ đội, công an, nhân viên hàng không, cửa khẩu cũng cần thực hiện các quy định trong phòng chống dịch để tránh lây nhiễm chéo. Cách phòng bị hiệu quả và an toàn nhất là mặc đồ bảo hộ, bảo đảm vệ sinh, khử khuẩn trước khi ra khỏi khu cách ly, bệnh viện hay những nơi làm nhiệm vụ có nguy cơ lây nhiễm.

Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn có thêm kiến thức về bệnh Covid 19 cũng như cách thức lây nhiễm. Để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm từ người sang người, mỗi người dân cần phải có ý thức bảo vệ bản thân, cộng đồng, sử dụng khẩu trang y tế khi tiếp xúc với người khác, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay tiêu chuẩn và thường xuyên vệ sinh các vật dụng trong nhà.

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

covid-19 virus corona nhiễm virus
Xem thêm : sữa esure, sữa bột không đường cho bà bầu, thuốc pure alaska omega,